Lịch sử áo dài Việt Nam: Hiểu lầm và sự thật

Trong tháng 12 này, mình có tham vọng sẽ viết loạt bài về lịch sử áo dài Việt Nam, dựa trên những hình ảnh được chụp xuyên suốt thế kỉ 20, cũng như các hiện vật áo dài được phát hiện trong và ngoài nước. 

Tuy nhiên, trong bài viết đầu tiên này, mình xin được giải ảo những hiểu lầm thường thấy về lịch sử áo dài, ví dụ như kết quả Google đầu tiên về lịch sử áo dài này: http://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-35475-4512.html

Bài viết này hoàn toàn không đề tên tác giả, không có bất kì chú thích nào, có thể thấy nó không hề có tính học thuật, tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ khi viết về lịch sử áo dài vẫn dựa trên thông tin trong bài viết này, đó là một việc không nên.

Hiểu lầm #1: Áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh

Đây là hình ảnh bài viết trên dùng để minh họa áo giao lĩnh:


 
Tuy nhiên, tác giả của bài viết đã sai, vì hình ảnh trên hoàn toàn trong phải là trang phục áo giao lĩnh. Cả hai cô gái trong hai ảnh phía trên đều đang mặc áo ngũ thân nhưng không cài nút trên cùng. Đây mới là hình ảnh lịch sử về áo giao lĩnh:



Hiện vật lịch sử áo giao lĩnh Việt Nam tại bảo tàng Guimet, Pháp: 


Áo giao lĩnh tồn tại song song cùng với áo ngũ thân vào thời Nguyễn, và không phải là tiền thân của áo dài. Ngày nay, các bạn trẻ Việt Nam cũng đang quan tâm phục dựng tại áo giao lĩnh:

(Hình ảnh của Cổ trang Đại Việt Quán)

Hiểu lầm #2: Áo tứ thân là dạng trung gian giữa áo giao lĩnh và áo ngũ thân

Áo tứ thân KHÔNG phải là dạng trung gian giữa áo giao lĩnh và áo ngũ thân. Áo tứ thân là một dạng áo đối khâm. "Đối khâm" có nghĩa là hai vạt áo đối diện nhau, để chỉ những loại áo có tà áo song song, có thể để buông lỏng hoặc cột với nhau. Áo đối khâm có thể khoác ngoài áo giao lĩnh, áo viên lĩnh, yếm, vv.

Hình ảnh một bạn trẻ mặc áo đối khâm khoác ngoài áo giao lĩnh:



Áo đối khâm khoác ngoài áo viên lĩnh (nghĩa là áo cổ tròn): 

(Hình ảnh của Thủy Trung Nguyệt)

Hình ảnh bài viết dùng để minh họa "áo dài tứ thân" thực chất chỉ là áo tứ thân khoác ngoài yếm:


Hình ảnh phục dựng áo tứ thân:

(Hình ảnh của Đông Phong)

Hiểu lầm #3: Áo ngũ thân chỉ dành cho quan lại, quý tộc

Cuối cùng, bài viết đã nhắc đến áo ngũ thân, tiền thân thực sự của áo dài. Nhưng đối với loại áo quan trọng nhất này, bài viết lại không hề có hình ảnh minh họa, và cho rằng chỉ có "giai cấp quan lại quý tộc" mới mặc áo ngũ thân. Điều này hoàn toàn không đúng. Qua ảnh chụp xưa, chúng ta có thể thấy người Việt, dù ở tầng lớp nào, cũng có thể mặc áo ngũ thân. Dưới đây là hiện vật áo ngũ thân để bạn dễ hình dung hơn:


Dân thường miền Bắc mặc áo ngũ thân:



Mệnh phụ triều đình mặc áo ngũ thân:


Dân thường miền Nam mặc áo ngũ thân:


Có một số loại trang phục thời Nguyễn chỉ có những người có địa vị nhất định mới được mặc như Nhật Bình, bổ phục, mãng bào, vv. Tuy nhiên, áo ngũ thân là loại trang phục toàn dân. Chính vì thế, nó đã vượt qua sự chấm dứt của nhà Nguyễn vào năm 1945 và tiếp tục là trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Hiểu lầm #4: Áo dài tân thời ra đời vào năm 1939 với áo dài Le Mur

Bài viết trên tiếp tục sai sót khi cho rằng áo dài tân thời được "sáng tạo vào năm 1939", và gọi họa sĩ Cát Tường (là đàn ông) là BÀ. Hiện chưa rõ ai là người đầu tiên cải tiến áo dài, nhưng dựa trên tư liệu lịch sử, áo dài tân thời đã xuất hiện từ đầu thập niên 1930:


Ngay từ năm 1933, đã xuất hiện những ảnh biếm họa những kiểu áo dài mới này. Và chúng ta cũng đừng quên Số đỏ được viết năm 1936, trong đó Vũ Trọng Phụng châm biếm kiểu áo dài tân thời mà cô Tuyết mặc.


Đây là quảng cáo trên báo năm 1934 của Nguyễn Cát Tường (Le Mur):



Những hình ảnh này được chụp vào năm 1934:


Các nhà may áo dài tân thời ra đời trước năm 1939 có rất nhiều:


Hiểu lầm #5: Lê Phổ là nữ? 

Bài viết trên lại tiếp tục hiểu nhầm Lê Phổ là nữ và gọi ông là "bà". Ngoài ra, bài viết dùng hình ảnh áo dài được chụp vào thế kỉ 21 với tông màu hoài cổ để minh họa "áo dài Lê Phổ" (?!), nhưng dám kết luận rằng từ sau áo dài Le Mur, áo dài đã "bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây" và "thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân":


Tóm lại, bài viết trong hề có bất sứ hình ảnh lịch sử nào minh họa cho áo dài từ sau thập niên 1930 đến thập niên 1960. Sự thật là trong giai đoạn này, áo dài Việt Nam tiếp tục đi theo xu hướng chung của thời trang thế giới, mà mình sẽ chỉ rõ ra trong các bài viết sau.

Hiểu lầm #6: Dùng hình minh họa sai áo dài raglan

Hình ảnh mà bài viết dùng để minh họa áo dài raglan có cách may phần vai giống áo ngũ thân chứ không phải áo dài raglan:
Phóng to:


Đây mới là áo dài raglan:


Trong cách bài viết sau, mình sẽ phân tích cụ thể hơn đặc trưng áo dài qua các thập niên, mong rằng các bạn sẽ đón đọc và hiểu chính xác hơn về lịch sử áo dài!


























Comments

Popular posts from this blog

Hình ảnh lịch sử áo dài thập niên 1930

Hình ảnh lịch sử áo dài thập niên 1940